NET ZERO FACTORY – GIẢI PHÁP “XANH HÓA”CHO NGÀNH XÂY DỰNG

NET ZERO FACTORY – GIẢI PHÁP “XANH HÓA”CHO NGÀNH XÂY DỰNG

Trong bối cảnh nguyên liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu tác động đến môi trường là một xu hướng không thể phủ nhận. Trong số các giải pháp mới mẻ,  Net Zero factory đang trở thành một điểm sáng cho ngành xây dựng. Cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu thêm về vấn đề này!

Net Zero factory - giải pháp xanh hóa

1. Net Zero factory là gì?

Net-zero (mức phát thải ròng bằng 0) được định nghĩa trên website Net-zero Climate là “trạng thái cân bằng giữa lượng khí nhà kính đi vào khí quyển và lượng khí được đào thải”.

Net Zero factory nói theo cách dễ hiểu là nhà máy không tác động đến môi trường, hoặc có thể tạo ra phát thải nhưng được loại bỏ hoặc bù đắp bằng các biện pháp khác nhau như sử dụng các công nghệ tiên tiến và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Net zero factory là gì?

2. Tại sao ngành xây dựng cần hướng đến tiêu chuẩn Net Zero factory?

Thực trạng

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Bảo vệ Môi trường Thế giới (WWF), ngành xây dựng chiếm khoảng 40% lượng rác thải toàn cầu và gây ra 23% lượng khí nhà kính. Điều này cho thấy tác động của ngành xây dựng đến ô nhiễm môi trường là rất lớn và đáng lo ngại. Một trong những vấn đề chính của ngành xây dựng là việc sử dụng các loại vật liệu truyền thống như gạch đất sét nung và than làm nhiên liệu đốt.

Việc khai thác và sản xuất các loại vật liệu này gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm sự suy thoái đất canh tác nông nghiệp và ô nhiễm bầu không khí. Theo tính toán, cứ 1 tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất được khai thác ở độ sâu khoảng 2m, tương đương với 75 ha đất.

Ngoài ra, với khối lượng  các chất thải rắn khổng lồ trong xây dựng nếu không được xử lý hiệu quả cũng đem lại tác hại khôn lường. Các mảnh bê tông, thạch cao, gương kính… khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người.

các nhà máy không xử lý phát thải làm ô nhiễm môi trường

Những nhà máy sản xuất không xử lý phát thải mà trực thiếp thải ra môi trường tự nhiên

Lý Giải

Tại Hội nghị COP26 tháng 11/2021, Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 . Do đó việc hướng đến tiêu chuẩn Net Zero factory là điều cần thiết ngay lúc này không chỉ riêng ngành xây dựng mà cần sự nỗ lực của toàn ngành.

Việc hướng đến tiêu chuẩn Net Zero factory cũng đang phản ánh của sự phát triển và tiến bộ trong ngành xây dựng. Khi áp dụng công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất xanh không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, chi phí vận hành mà còn giảm thiểu tác động đến khí hậu toàn cầu.

3. Gạch bê tông khí chưng áp có phù hợp với tiêu chuẩn Net zero factory không?

Gạch bê tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete – AAC) hay còn được gọi là gạch AAC, gạch không nung, gạch nhẹ… được sản xuất từ các nguyên vật liệu vô cơ phổ biến như cát, vôi, xi măng, nước và chất tạo khí dưới áp suất và nhiệt độ cao trong lò chưng áp cho ra thành phẩm  có cấu trúc xốp, nhẹ và bền.

gạch bê tông khí chưng áp đáp ứng tiêu chuẩn net zero factory

Vật liệu xanh – Gạch bê tông khí chưng áp, xanh trong sản xuất và xanh trong sử dụng

Loại gạch không nung này được Hiệp Hội Công Trình Xanh – Green Building Council của thế giới công nhận vì đặc tính tiêu thụ ít năng lượng cả trong quá trình sản xuất và sử dụng. Vì thế có thể nhận định rằng gạch bê tông khí chưng áp rất phù hợp với tiêu chuẩn Net Zero factory bởi những lý do sau:

Tính bền vững

– Gạch bê tông khí chưng áp được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu dồi dào, có sẵn ngoài tự nhiên như: cát, đá, xi măng, vôi, thạch cao,… Không ảnh hưởng quá nhiều đến tài nguyên thiên nhiên.

– Sản xuất gạch nhẹ trải qua quá trình chưng áp khí, hoàn toàn không nung, giúp giảm phát thải, khí độc hại, góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành. Theo tính toán, quá trình sản xuất, sử dụng, đến xử lý chất thải, dấu chân carbon của gạch AAC khá thấp, giảm thiểu tới 5 lần lượng khí thải CO2 so với vật liệu truyền thống.

– Tuổi thọ các công trình sử dụng gạch AAC cao từ 80 -100 năm: là vật liệu mang tính bền vững cao, giúp giảm thiểu phát thải xây dựng trong tương lai

– Có khả năng tái chế: Vụn gạch bê tông khí chưng áp có thể tái chế, sản xuất thành những viên gạch bê tông khí chưng áp mới hoặc làm cốt liệu cho các loại bê tông khác.

Nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp EBLOCK khép kín, hạn chế tối đa phát thải ra ngoài môi trường

Hiệu quả năng lượng

– Tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng: Nhờ các bọt khí li ti trong vật liệu mà gạch bê tông khí chưng áp có khả năng cách nhiệt tốt, tạo ra hiệu ứng “Đông ấm – Hạ mát”. Nhiệt độ bên trong các công trình sử dụng vật liệu AAC luôn ở mức ổn định mát mẻ,  giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng  máy lạnh. Nhờ vậy mà các trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở dân dụng… tiết kiệm được khá nhiều chi phí tiền điện hàng tháng.

– Khả năng cách âm tốt: gạch AAC có khả năng tản âm tự nhiên và khả năng hấp thụ âm thanh vượt trội giúp giảm tiếng ồn, tạo môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả hơn.

Gahj bê tông khí chưng áp giúp tiết kiệm năng lượng

Nhà xây xong mát mẻ hẳn, giảm nhu cầu sử dụng điều hòa mà còn tiết kiệm tiền điện hàng tháng (Anh Tân ở Tây Ninh chia sẻ)

Tiết kiệm chi Phí

– Tiết kiệm chi phí khung, móng cọc: Gạch bê tông khí chưng áp có trọng lượng siêu nhẹ (nhẹ hơn 1/3 so với gạch đất nung và 1/4 so với gạch bê tông thông thường), giúp giảm tải trọng cho kết cấu công trình, thiết kế khung, móng cọc giảm thiểu đáng kể.

Thi công nhanh chóng: Nhờ kích thước gạch lớn (kích thước gạch tiêu chuẩn 600x200x100mm), giúp việc thi công dễ dàng, nhanh chóng. Do đó, cũng góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.

Dự án Chung Cư H9BC (bao gồm 24 tầng) sử dụng gạch EBLOCK thi công tường vách ngăn giúp giảm tải trọng kết cấu công trình

Tính an toàn

– Khả năng chống cháy tuyệt vời: gạch nhẹ AAC có khả năng chống cháy vượt trội lên đến 4h giờ, đáp ứng các yêu cầu chống cháy theo QCVN 06:2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Đảm bảo an toàn cho các cư dân

– Không chứa chất độc hại: Được sản xuất từ các nguyên liệu vô cơ, an toàn cho người sử dụng và môi trường

Xem thêm về các ưu, nhược điểm của gạch bê tông khí chưng áp tại đây

Từ những đặc tính trên, có thể kết luận gạch bê tông khí chưng áp hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn Net zero factory và dự báo sẽ trở thành xu hướng xây dựng trong tương lai! 

Hy vọng, bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm này hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc hệ thống đại lý phân phối độc quyền của EBLOCK trên toàn quốc. Đến với chúng tôi bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi kinh nghiệm sản xuất hơn 15 năm và là Doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam về vật liệu bê tông khí chưng áp.

EBLOCK– Một thương hiệu đến từ NEW ERA HOME 

Liên hệ để được tư vấn:

– ☎ (+84) 28 3526 7177

– ✉️ eblock@newerahome.vn

–  Đc: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm các bài viết liên quan:

THÚC ĐẨY SỬ DỤNG VẬT LIỆU XANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG THEO MỤC TIÊU CHÍNH PHỦ ĐỀ RA CHO NGÀNH VLXD ĐẾN NĂM 2030